Nói đến môi giới nhà đất là tất cả mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cuộc sống sang chảnh, thu nhập chục triệu – trăm triệu/ tháng. Những những khó khăn, những hậu cảnh đằng sau của nghề này không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng ta hãy cùng nghe tâm sự nghề môi giới nhà đất để hiểu rõ hơn về nghề này nhé.
1 Tâm sự nghề môi giới BĐS với những hiểu lầm về “cò” đất
Đa phần mọi người khi nghe đến khái niệm nghề môi giới bất động sản thì đều có suy nghĩ hình dung đến “cò nhà đất” với hàm ý khinh thường. Đây là những hiểu lầm đã ăn sâu vào tiềm thức người việt và ảnh hưởng rất nhiều tới những chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp hiện nay.
Bởi “cò” đất thực chất là cách xưng hô những người làm công việc không được chính đáng như: mua đi bán lại để kiếm hời; sử dụng mánh khóe; thủ thuật để kiếm tiền, kiếm tiền bằng nhiều cách không rõ ràng; bất chấp mọi thủ đoạn hay tệ hơn là lừa đảo, người không đàng hoàng, sống bằng tiền chênh lệch kiếm được từ người khác. Còn chuyên viên tư vấn BĐS là những người lao động chân chính bằng khả năng và trách nhiệm của mình.
Đôi khi lại là những hiểu lầm đến từ ngoại hình chỉnh chu, hào nhoáng, hay ngồi cà phê và nói chuyện khôn khéo… Rất nhiều người lầm tưởng rằng đó là sở thích của những người hành nghề môi giới hay chỉ đơn giản là muốn thể hiện đẳng cấp. Nhưng thực tế dây là đặc thù công việc mà môi giới BĐS nào cũng phải có.
Điều kiện tiên quyết của sale BĐS là phải tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, thể hiện được phong thái chuyên nghiệp từ ngoại hình, cử chỉ và phong thái tự tin. Khách hàng sẽ khó lòng chốt đơn hàng nhà đất trị giá hàng tỷ đồng qua một chuyên viên tư vấn BĐS ăn mặc lôi thôi, xuề xòa.

Xem thêm: Nghề môi giới BDS là gì? Kiến thức nghề BĐS cần gì?
2 Tâm sự nghề môi giới nhà đất về những góc khuất trong nghề
Không có thành công nào tự nhiên mà có – Đây là một sự thật mà nhiều môi giới BĐS khẳng định. Nghề nào cũng có lúc thăng trầm, do đó một người làm nghề môi giới BĐS nếu không bị khách hàng đánh giá thấp thì nhiều khi vẫn gặp phải các tình huống oái oăm vì khách hàng khó tính, hỏi tới chọn lui hay tình trạng vào tháng vẫn chưa chốt được đơn hàng nào. Những góc khuất đằng sau vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng của nghề môi giới nhà đất có thể kể đến như:
Cạnh tranh cao, cắt máu giật khách
Theo số liệu thống kê hiện nay Việt Nam có đến 300.000 môi giới hành nghề trong lĩnh vực này. Sức cạnh tranh cao, đòi hỏi người làm môi giới luôn phải tạo niềm tin với khách hàng và thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ để thuyết phục họ quyết định xuống tiền dự án.
Trong quá trình tìm kiếm khách hàng khó khăn, tốn thời gian, tốn chi phí chưa kể đến việc khi rơi vào tình trạng bị mất khách vào giai đoạn chốt dự án. Không ít môi giới phải “cắt máu” chiết khấu, phí hoa hồng từ 50% thậm chí lên tới 100% để lấy khách hoặc bán sản phẩm đảm bảo doanh thu cho công ty.
Nợ, giảm phí hoa hồng
Số tiền bỏ ra để nộp cho chủ đầu tư không hề nhỏ. Thường ít nhất cũng lên tới 30 – 50 triệu. Theo tâm sự nghề môi giới nhà đất của một số người thì chúng tôi được biết nhà môi giới phải bỏ tiền túi có thể là đi vay để đóng cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó nhà môi giới còn phải chi các khoản chi phí quảng cáo, chăm sóc khách hàng… Mức lợi nhuận phải trừ hao với nhiều khoản chi phí khác.
Nhiều tháng liên tục không chốt đơn
Với làn sóng dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài dai dẳng, môi giới bất động sản là một trong những nghề chịu tác động rất lớn thị trường Việt Nam. Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng: “Trong quý 2/2021, tại Hà Nội có 1.094 giao dịch nhà ở thành công, bằng khoảng 20% so với quý trước; tại TP. Hồ Chí Minh có 3.002 giao dịch thành công, bằng khoảng 87% so với quý trước.
Quy luật đào thải khắc nghiệt
Một trong số những tâm sự nghề môi giới nhà đất không thể không nhắc đến sự đào thải. Ở lại hay ra đi đối với nghề môi giới bất động sản là một cái duyên không phải ai cũng làm được. Số người đến với nghề môi giới rất lớn, không phân biệt công việc, lĩnh vực khác nhau trước đó, tuy nhiên số người đi cũng không ít, có người làm 1 – 2 tháng đã bỏ nghề nhưng người khác lại muốn gắn bó lâu dài.

Xem thêm: Kinh nghiệm tự làm môi giới nhà đất
3 Tâm sự nghề môi giới nhà đất – Cốt lõi tạo nên sự thành công
Làm “có đất” hoàn toàn không cần kiến thức và kinh nghiệm gì cả, dù là nhân viên của bất kỳ công ty nào, chỉ cần tạo mối quan hệ tốt với người muốn bán – mua, tạo mối quan hệ tốt với họ cộng với khả năng giao tiếp, tài ăn nói khéo léo là có thể chốt sale thành công một và phủi tay hết trách nhiệm.
Tuy nhiên, đó là một định hướng hoàn toàn khác so với việc trở thành một nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Người môi giới phải chủ động tìm cách tiếp cận, hỏi han nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra phương án phù hợp nhất.
Chính vì vậy, chuyên viên môi giới bất động sản phải học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cập nhật tin tức hàng ngày, hàng giờ để có thể phản hồi nhanh nhất cho khách hàng. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa một “cò” môi giới nhà đất và một chuyên viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp.
Như vậy, với những tâm sự nghề môi giới nhà đất mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây hy vọng giúp các bạn có những cái nhìn tổng quan, khách quan hơn về nghề này và đưa ra quyết định có nên học làm môi giới nhà đất không. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!
Xem thêm: Hướng dẫn tìm môi giới bán nhà có tâm có tầm