Chức danh nghề nghiệp bác sĩ được chia thành mấy hạng? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ 2024 có gì thay đổi không? Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thế nào? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bạn nhé.
1 Chức danh nghề nghiệp bác sĩ là gì?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ là tên gọi thể hiện năng lực, trình độ của hạng chức danh nghề bác sĩ trong hệ thống y tế công lập Việt Nam.
Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ. Trong đó có mã số chức danh nghề nghiệp như sau:
Chức danh | Hạng chức danh nghề nghiệp | Mã số chức danh nghề nghiệp |
Bác sĩ | Bác sĩ cao cấp hạng I | Mã số: V.08.01.01 |
Bác sĩ chính hạng II | Mã số: V.08.01.02 | |
Bác sĩ hạng III | Mã số: V.08.01.03 | |
Bác sĩ y học dự phòng | Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I | Mã số: V.08.01.04 |
Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II | Mã số: V.08.01.05 | |
Bác sĩ y học dự phòng hạng III | Mã số: V.08.01.06 |
Trong số các hạng này thì hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng I là cao nhất, thấp nhất là hạng III. Mỗi một hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Việc phân hạng hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ là điều kiện để thăng hạng, nâng ngạch nâng lương và xếp lương cho các công chức, viên chức ngành y tế.

Xem thêm: Quy định mã ngạch biên tập viên, phóng viên
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ được quy định tại Thông tư 10/2015/TTLT-BYT-BNV. Mỗi hạng bác sĩ lại có những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 1
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
- Có bằng Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học (trừ chuyên ngành y học dự phòng)
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
- Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ cao cấp (hạng I).
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, nắm vững chính sách pháp luật về công tác khám chữa bệnh.
- Nắm vững kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa.
- Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật chuyên môn và đề xuất giải pháp
- Có năng lực nghiên cứu, tổng kết; xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.
Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.
Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm.
TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 2
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp bằng bác sĩ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ ngành y học ( trừ y học dự phòng).
- Trình độ tiếng Anh B1 trở lên theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam.
- Trình độ tin học cơ bản theo quy định tại thông tư 03/2014
- Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ hạng II.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
- Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa.
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ ngành y.
Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.
TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 3
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp bác sĩ trở lên ( Trừ bác sĩ y học dự phòng)
- Có trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam
- Có bằng tin học theo chuẩn thông tư 03/2014 của Bộ truyền Thông tin và truyền thông.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng III
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành.
- Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu cơ bản.
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh
- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục và tuyên truyền sức khỏe nhân dân.
- Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

Xem thêm: Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin
3 Bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp của bác sĩ hạng 1 2 3
Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ định tại TT10/2015/TTLT-BYT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I): Xếp vào nhóm A3.1 với hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II): Được xếp vào nhóm A2.1 và hưởng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III): Là viên chức loại A1 với từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Xem thêm: Cách xếp lương tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
4 Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Bác sĩ hạng 3 là gì?
Bác sĩ hạng 3 là một trong ba hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ trong ngành y tế Việt Nam, theo quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV. Đây là bậc đầu tiên trong hệ thống phân hạng chức danh bác sĩ, thường dành cho các bác sĩ mới ra trường hoặc có thời gian công tác chưa lâu. Bác sĩ hạng 3 thuộc viên chức loại A1, với hệ số lương từ 2.34 đến 4.98.
Mã ngạch bác sĩ hạng 3 là V.08.01.03.
Câu 2: Bác sĩ hạng 2 là gì?
Bác sĩ hạng 2, hay còn gọi là bác sĩ chính (hạng II), là một chức danh nghề nghiệp trong hệ thống y tế Việt Nam, được xếp vào ngạch viên chức loại A2 (nhóm A2.1). Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I/ thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp 1/ thạc sĩ trở lên ngành Răng – Hàm – Mặt.
Câu 3: Bác sĩ cao cấp là gì?
Bác sĩ cao cấp là chức danh cao nhất trong hệ thống chuyên môn y tế, thường được phong tặng cho những bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế phong phú và khả năng lãnh đạo, hướng dẫn chuyên môn. Họ là những chuyên gia hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu và quản lý y tế.
Câu 4: Bác sĩ mới ra trường là bác sĩ hạng mấy?
Bác sĩ mới ra trường thường được xếp vào hạng III, là chức danh nghề nghiệp nhỏ nhất trong nhóm chức danh bác sĩ.
Câu 5: Bác sĩ chuyên khoa 1 2 3 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI), 2 (BSCKII), và 3 (BSCKIII) là các cấp độ chuyên môn trong ngành y, thể hiện trình độ và kinh nghiệm thực hành lâm sàng của bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học.
Câu 6: Bác sĩ chuyên khoa 1 là bác sĩ hạng mấy?
Bác sĩ chuyên khoa 1 không phải là một hạng chức danh cụ thể trong hệ thống phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa 1 là một trình độ chuyên môn, chỉ ra rằng người đó đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I, tương đương với trình độ Thạc sĩ, và chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa.
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã nắm được thông tin tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ các hạng I, II, III. Mọi thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi phía dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp.