Báo cáo thẩm định giá bất động sản là gì? Nội dung trong báo cáo định giá BĐS gồm những gì? Làm thế nào để trình bày, hoàn thiện một báo cáo thẩm định giá BĐS? Mời quý học viên tham khảo nội dung bài viết của chúng tôi để cập nhật mẫu báo cáo định giá bất động sản mới nhất.
1 Nội dung cần có trong báo cáo thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá là một trong những hoạt động phổ biến dựa theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị bất động sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Đối với việc định giá BĐS, báo cáo kết quả thẩm định giá bất động sản phải thể hiện thông tin đúng thực tế, mang tính mô tả và dựa trên những bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Các thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản.
Nội dung cụ thể của một bản báo cáo thẩm định giá bất động sản có thể thay đổi dựa theo đối tượng thẩm định giá, mục đích và yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một báo cáo thẩm định giá BĐS cần đảm bảo các nội dung sau:
1/ Các thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá BĐS
- Số hợp đồng thẩm định giá/ văn bản đề nghị thẩm định giá, thông tin về khách hàng thẩm định giá BĐS.
- Thông tin về BĐS cần thẩm định giá, các mô tả chi tiết và phân tích liên quan: tên và chủng loại BĐS, đặc điểm về mặt pháp lý và kỹ thuật.
- Thời điểm thẩm định giá BĐS
- Mục đích thẩm định giá BĐS
- Cơ sở thẩm định giá BĐS
- Căn cứ pháp lý thẩm định giá BĐS
2/ Giả thiết thẩm định giá BĐS
Thẩm định viên cần nêu các giả thiết đặt ra (nếu có) để phục vụ cho việc định giá BĐS và cơ sở đưa ra giả thiết, ảnh hưởng của những giả thiết này đến kết quả thẩm định giá BĐS.
3/ Áp dụng cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá BĐS
Thẩm định viên cần trình bày rõ cách tiếp cận và phương pháp định giá đã lựa chọn cũng như căn cứ lựa chọn các tiếp cận, phương pháp thẩm định giá BĐS đó.
Ngoài ra, thẩm định viên được khuyến khích so sánh kết quả bằng nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau để đưa ra kết luận chính xác về kết quả thẩm định.
Trường hợp chỉ sử dụng một phương pháp thẩm định giá quy định trong Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam thì định giá viên cần nêu rõ lý do của sự hạn chế này trong báo cáo kết quả định giá.
Khi áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá, thẩm định viên phải có khả năng trình bày trong báo cáo kết quả thẩm định các luận cứ, phân tích, bằng chứng, số liệu, bảng tính… về thời gian điều chỉnh được tính toán trong quá trình thẩm định.
4/ Những điều khoản loại trừ & hạn chế
- Bao gồm các điều kiện hạn chế và những điều kiện loại trừ theo thỏa thuận tại hợp đồng thẩm định giá BĐS hoặc văn bản đề nghị thẩm định giá BĐS;
- Các điều kiện ràng buộc về công việc, phạm vi thực thi, điều kiện hạn chế của thẩm định viên. Thẩm định viên cần đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các hạn chế, đồng thời đưa ra phương án xử lý đối với các hạn chế đó trong quá trình thẩm định giá BĐS.
- Cần nêu rõ những quyền lợi và lợi ích cá nhân liên quan đến BĐS thẩm định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
5/ Thông tin thẩm định viên & Doanh nghiệp thẩm định giá BĐS
- Họ tên, số thẻ và chữ ký thẩm định viên thực hiện thẩm định giá BĐS
- Họ tên, số thẻ và chữ ký của đại diện lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành thẩm định giá BĐS hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá BĐS phù hợp với đăng ký hành nghề.
6/ Phụ lục kèm theo
- Danh sách tài liệu, thông tin liên quan đến việc thẩm định giá BĐS
- Tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ thuật của BĐS thẩm định giá
- Kết quả khảo sát thực tế của BĐS thẩm định giá
- Các nội dung khác liên quan đến cuộc thẩm định giá BĐS.
Xem thêm: Tuyển sinh khóa đào tạo cấp chứng chỉ định giá BĐS
2 Mẫu báo cáo định giá bất động sản file PDF
Khi tiến hành làm báo cáo định giá BĐS, cần lưu ý một số quy cách trình bày văn bản như: Báo cáo sử dụng font chữ cơ bản, thông dụng nhất. Kiểu chữ hay sử dụng của loại font này là Times New Roman. Các đề mục cần được đánh số thứ tự rõ ràng và cập nhật trong mục lục. Mẫu báo cáo thẩm định giá bất động sản đầy đủ các nội dung như sau:
ĐƠN VỊ…………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
Ngày……tháng…….năm 20…..
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
Theo đề nghị của Ông Nguyễn Văn A
Địa chỉ: …………….
Điện thoại: ……………
về việc thẩm định giá tài sản sau:……………….
1/. Mục đích thẩm định giá:
Để Ông Nguyễn Văn A làm cơ sở trong việc xin vay vốn
2/. Thời điểm thẩm định giá:
Tại thời điểm hiện nay:……….
3/. Tài sản thẩm định giá:…………
4/. Căn cứ thẩm định giá:
4.1/ Các văn bản pháp quy về thẩm định giá:
-……………….
4.2/ Các văn bản pháp quy về tài sản định giá:
-……………
5/. Thực trạng tài sản thẩm định giá:
5.1.Đặc điểm pháp lý: …………..
5.2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật………………
6./. Cơ sở thẩm định giá:
- Cơ sở giá trị thị trường.
7/. Nguyên tắc thẩm định giá:
- Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cung cầu.
- Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai
- Nguyên tắc đóng góp
8/. Phương pháp thẩm định giá:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thu nhập
8.1 Phương pháp so sánh: gần như phổ biến rộng rãi và sử dụng nhiều nhất trong thực tế.
- Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì:
- Hầu như không gặp khó khăn về kỹ thuật.
- Nó thể hiện sự đánh giá về giá trị của thị trường. Vì vậy nó có cơ sở vững chắc để được cơ quan pháp lý công nhận.
- Nó là cơ sở cho nhiều phương pháp thẩm định giá khác
Tuy nhiên, phương pháp so sánh trực tiếp không có công thức hay mô hình cố định, mà dựa trên kinh nghiệm và kiến thức thị trường để tiến hành việc thẩm định giá một cách thích hợp. Phương pháp so sánh được sử dụng là phương pháp tính toán thành phần.
8.2 Phương pháp chi phí:
Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử dụng; tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.
8.3 Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thu nhập (hay còn gọi là phương pháp đầu tư) là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá tài sản đầu tư (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai và đã xác định tỷ lệ vốn hoá thu nhập
9/. Kết quả thẩm định.………………
10/. Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá ……………….
PHỤ LỤC KÈM THEO
- Danh sách tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc thẩm định giá,
- Tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá.
- Kết quả khảo sát thực tế của tài sản thẩm định giá
- Các nội dung khác liên quan đến cuộc thẩm định giá.
Chuyên viên thẩm định
(ký tên)
- Xem chi tiết: Mẫu báo cáo thẩm định giá bất động sản
Hy vọng với các mẫu báo cáo thẩm định giá mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình định giá các tài sản bất động sản có giá trị một cách khoa học, hợp lý và đúng quy trình, quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc về các quy trình thẩm định giá, khóa học cấp chứng chỉ định giá, chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản…vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- Tổng hợp giáo trình thẩm định giá bất động sản
- Tổng hợp website định giá nhà đất online