Giáo viên cần các loại chứng chỉ gì? Làm giáo viên cần bằng cấp gì? Những quy định mới nhất về chứng chỉ giáo viên 2024 các cấp có gì thay đổi không? Mời học viên theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi!
1 Quy định về chứng chỉ giáo viên trước 2021
Thời điểm trước năm 2021, quy định về các loại chứng chỉ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tổng hợp tại Thông tư 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Giáo viên cần hoàn thiện đầy đủ các loại chứng chỉ như chứng chỉ bồi dưỡng NVSP, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng về tiêu chuẩn trình độ, đào tạo.
Giáo viên các cấp cần bằng cấp và chứng chỉ gì?
Theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp cụ thể như sau:
Giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng 1: Không quy định
- Giáo viên mầm non hạng 2: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên và chứng chỉ giáo viên mầm non hạng 2.
- Giáo viên mầm non hạng 3: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và chứng chỉ giáo viên mầm non hạng 3.
- Giáo viên mầm non hạng 4: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên.
Giáo viên tiểu học
- Giáo viên tiểu học hạng 1: Không quy định
- Giáo viên tiểu học hạng 2: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc bằng đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.
- Giáo viên tiểu học hạng 3: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc bằng cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng III
- Giáo viên tiểu học hạng 4: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc bằng trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có chứng chỉ giáo viên tiểu học hạng IV
Giáo viên trung học cơ sở
- Giáo viên THCS hạng 1: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THCS; có chứng chỉ giáo viên THCS hạng I
- Giáo viên THCS hạng 2: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THCS; có chứng chỉ giáo viên THCS hạng II
- Giáo viên THCS hạng 3: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm THCS hoặc bằng cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với giáo viên THCS;
Giáo viên trung học phổ thông
- Giáo viên THPT hạng 1: Tốt nghiệp thạc sỹ ngành sư phạm hoặc ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc chứng chỉ bồi dưỡng NVSP với giáo viên THPT; có chứng chỉ giáo viên THPT hạng I.
- Giáo viên THPT hạng 2: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT; có chứng chỉ giáo viên THPT hạng II.
- Giáo viên THPT hạng 3: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên THPT
Giáo viên có bắt buộc phải có bằng đại học không? Từ những thông tin trên, có thể xác định bằng đại học là điều kiện bắt buộc đối với một số hạng chứng danh nghề nghiệp như: Giáo viên THPT hạng I, hạng II, hạng III; Giáo viên THCS hạng I, hạng II; Giáo viên tiểu học hạng II và Giáo viên mầm non hạng II.
Xem thêm: Học chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp ở đâu?
Giáo viên cần những loại chứng chỉ tiếng anh và tin học gì?
Giáo viên cấp 3 cần chứng chỉ tiếng anh gì? Giáo viên tin học cần bằng gì? Những câu hỏi này cũng được chúng tôi giải đáp dựa theo các quy định trước 2021 như sau:
Giáo viên trung học phổ thông (giáo viên cấp 3)
- Giáo viên THPT hạng I: Cần trình độ ngoại ngữ bậc 03 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 03; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
- Giáo viên THPT hạng II và III: Cần trình độ ngoại ngữ bậc 02 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 02; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
Giáo viên trung học cơ sở (giáo viên cấp 2)
- Giáo viên THCS hạng I: Cần trình độ ngoại ngữ bậc 03 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 03; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
- Giáo viên THCS hạng II: Cần trình độ ngoại ngữ bậc 02 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 02; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
- Giáo viên THCS hạng III: Cần trình độ ngoại ngữ bậc 01 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 01; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
Giáo viên tiểu học (giáo viên cấp 1)
- Giáo viên tiểu học hạng II và III: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 02 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 02; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
- Giáo viên tiểu học hạng IV: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 01 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Giáo viên dạy ngoại ngữ: Ngoại ngữ thứ hai đạt bậc 01; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
Giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng II và II: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 02 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
- Giáo viên mầm non hạng IV: Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 01 hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT Cơ bản.
Xem thêm: Điều kiện thi giảng viên chính là gì?
2 Quy định về chứng chỉ hành nghề giáo viên từ 2021
Năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm thông tư 01-04, sửa đổi quy định về chứng chỉ giáo viên hạng III ở các cấp học mầm non đến trung học phổ thông yêu cầu phải có chứng chỉ CDNN. Cụ thể để được tuyển dụng vào giảng dạy giáo viên cần đạt những tiêu chuẩn sau:
Giáo viên mầm non: Bỏ giáo viên mầm non hạng 4, thay đổi hạng chức danh giáo viên mầm non thành các hạng I, II và II. Yêu cầu phải có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ CDNN giáo viên mầm non theo từng hạng tương ứng.
Giáo viên tiểu học:
- Giáo viên tiểu học hạng 1: Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc bằng thạc sĩ quản lý giáo dục; Có chứng chỉ CDNN giáo viên tiểu học hạng I.
- Giáo viên tiểu học hạng 2 và 3: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học; Có chứng chỉ CDNN giáo viên tiểu học hạng II, III tương ứng.
Giáo viên trung học cơ sở
- Giáo viên THCS hạng 1: Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc bằng thạc sĩ quản lý giáo dục; Có chứng chỉ CDNN giáo viên THCS hạng I.
- Giáo viên THCS hạng 2 và 3: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THCS. Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS; Có chứng chỉ CDNN giáo viên THCS hạng II, III tương ứng.
Giáo viên trung học phổ thông
- Giáo viên THPT hạng 1: Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT; Có chứng chỉ CDNN giáo viên THPT hạng I.
- Giáo viên THPT hạng 2 và 3: Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT. Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT; Có chứng chỉ CDNN giáo viên THPT hạng II, III tương ứng.
Xem thêm: Cách tính bậc lương giáo viên tiểu học hạng 3 cũ và mới.
Từ những thông tin trên, có thể thấy giáo viên mầm non, tiểu học sẽ không tuyển dụng mới giáo viên hạng 4 mà sẽ chuyển xếp giáo viên hạng 4 lên hạng 3 nếu đạt yêu cầu. Đồng thời, bổ sung giáo viên hạng 1 ở hai cấp này.
Về yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, Bộ GD&ĐT không còn yêu cầu giáo viên bắt buộc phải có. Ngoài ra, tất cả giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với hạng của mình.
3 Quy định về chứng chỉ hành nghề giáo viên từ 2023 theo thông tư 08
Ngày 30 tháng 5 năm 2023 Bộ Giáo dục tiếp tục ban hành thông tư 08 sửa đổi thông tư 01, 02, 03, 04 về quy định các chứng chỉ giáo viên cần có. Một số nội dung tóm tắt như sau:
Thông tư 08 sửa đổi:
- Bỏ quy định về giáo viên mầm non hạng III.
- Giảm số lượng chứng chỉ CDNN giáo viên cụ thể:
- Giáo viên mầm non: Chỉ còn 01 chứng chỉ chung cho các hạng.
- Giáo viên tiểu học, THCS, THPT: Chỉ còn 01 chứng chỉ chung cho các hạng.
- Quy định cụ thể hơn về điều kiện tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bảng so sánh tóm tắt:
Cấp học | Chùm thông tư 01-04 | Thông tư 08 sửa đổi |
Mầm non | 4 hạng | 3 hạng |
Tiểu học | 3 hạng | 3 hạng |
THCS | 3 hạng | 3 hạng |
THPT | 3 hạng | 3 hạng |
Chứng chỉ CDNN | Nhiều | Ít |
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm | Có | Không |
Điều kiện thi/xét thăng hạng | Chung chung | Cụ thể |
Như vậy theo quy định mới nhất (thông tư 08/2023) thì giáo viên cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo mỗi cấp(mầm non, tiểu học, thcs/thpt, giảng viên) không cần phải theo học bồi dưỡng các cấp theo hạng nữa. Việc này làm giảm các loại chứng chỉ bồi dưỡng và xét tuyển thăng hạng cho thầy cô.
Trên đây là tiêu chuẩn mới về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp. Hy vọng đã giúp học viên giải đáp được vấn đề làm giáo viên cần bằng cấp gì. Quý học viên có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.