Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp với từng đối tượng viên chức. Khi đáp ứng đủ điều kiện thì viên chức có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa nắm rõ về quy trình và các điều kiện cụ thể để được chuyển ngạch viên chức. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc làm rõ về các điều kiện và thủ tục chuyển ngạch viên chức theo quy định pháp luật hiện hành. Mời cùng tìm hiểu!
1 Hình thức chuyển ngạch viên chức
Theo nghị định 115/2020/NĐ-CP viên chức có thể thay đổi chức danh nghề nghiệp (CDNN) thông qua 2 hình thức là thi tuyển hoặc xét tuyển. Cụ thể như sau:
Xét tuyển
Trường hợp viên chức chuyển từ CDNN này sang CDNN khác cùng một hạng, viên chức nộp hồ sơ theo quy định để được xét tuyển chuyển ngạch viên chức.
Thi tuyển
Trường hợp viên chức muốn thăng từ hạng hiện tại lên hạng cao hơn liền kề và trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thì thực hiện theo hình thức thi nâng hạng CDNN của viên chức.
Lưu ý:
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi/xét thăng hạng CDNN của viên chức căn cứ theo Điều 32 của quy định 115/2020/NĐ-CP.
- Nội dung, hình thức thi/xét tuyển thăng hạng CDNN do cơ quan có thẩm quyền phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức và quản lý.
2 Thủ tục để chuyển ngạch viên chức sang công chức
Việc chuyển ngạch viên chức sang công chức (ngoại trừ trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức nêu tại khoản 4, Điều 10, TT 13/2010/TT-BNV sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, Điều 1, TT 03/2019/TT-BNV) diễn ra như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ
Việc chuẩn bị hồ sơ chuyển ngạch viên chức được nêu tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Giấy tờ cần có gồm:
- Sơ yếu lý lịch được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ, có xác nhận của cơ quan công tác.
- Bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp cho.
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người đề nghị tiếp nhận.
Lưu ý về văn bằng phải nộp:
- Đối tượng đã có bằng tốt nghiệp chuyên môn đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học tương ứng vị trí việc làm thì được miễn nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
- Đối tượng đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ, tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Bước 2: Lập hội đồng kiểm tra, sát hạch
Việc thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch được quy định tại Khoản 11, Điều 1, Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Trong đó, hội đồng gồm 05 – 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu tại cơ quan quản lý công chức.
- Phó chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu bộ phận tham mưu công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: công chức thuộc bộ phận tham mưu công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức.
- Các ủy viên: đại diện của bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ liên quan vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức đưa ra quyết định.
Nhiệm vụ của Hội đồng:
- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ của viên chức
- Sát hạch trình độ, hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
Bước 3: Quy định hình thức và nội dung sát hạch
- Hình thức và nội dung thi sát hạch chuyển ngạch viên chức được lấy căn cứ theo yêu cầu cụ thể của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền hạn và trách nhiệm xem xét, quyết định các công việc này trước khi tổ chức thi sát hạch.
3 Hồ sơ đăng ký xét hoặc thi nâng hạng đối với viên chức
Căn cứ nghị định Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký xét/thi nâng hạng viên chức cần có:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định, được lập chậm nhất 30 ngày tính đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ, có dấu xác nhận của cơ quan sử dụng viên chức.
- Bản nhận xét của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý ĐVSN công lập. Trong đó đánh giá các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành.
- Bản sao của các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng
- Các yêu cầu khác theo quy định tiêu chuẩn của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng viên chức.
Trên đây là tất cả thông tin mới nhất về quy định chuyển ngạch viên chức. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ các quy định về thủ tục, quy trình, hình thức xét tuyển hay thi tuyển chuyển ngạch viên chức. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trên website https://chinhphu.vn để liên tục cập nhật các quy định mới liên quan ngạch viên chức!
Mọi thắc mắc về các vấn đề chuyển ngạch, nâng hạng viên chức, các chứng chỉ theo yêu cầu như chứng chỉ chuyên viên, chuyên viên chính chuyên viên cao cấp…vui lòng liên hệ với Liên Việt để được hỗ trợ.